Công nghệ tài chính thúc đẩy sự tiến bộ của Phụ nữ ngành Ngân hàng

Công nghệ tài chính thúc đẩy sự tiến bộ của Phụ nữ ngành Ngân hàng
 
 
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng (ngồi giữa trong tà áo dài xanh truyền thống) tại phiên thảo luận
 
Trong bối cảnh cách mạng công nghệ diễn ra sôi động trên toàn cầu, việc ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ tài chính (Fintech) là một ưu tiên quan trọng trong chiến lược đổi mới và phát triển hoạt động ngân hàng. Với đặc thù của ngành kinh tế có số lượng lao động nữ chiếm tỷ trọng lớn, ngành Ngân hàng luôn tạo điều kiện cho chị em phụ nữ thực hiện tốt các trách nhiệm chuyên môn, đồng thời tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn với kiến thức và công nghệ để không ngừng đổi mới và sáng tạo.
Với tỷ trọng lao động nữ chiếm tỷ lệ cao, trung bình vào khoảng gần 60% trên tổng số cán bộ, phụ nữ ngành Ngân hàng Việt Nam có mặt ở hầu hết các lĩnh vực hoạt động. Có những lĩnh vực 100% là lao động nữ như: Giao dịch, kiểm ngân, kho quỹ,… Bên cạnh đó, sô lượng nữ nắm giữ các vị trí quản lý, lãnh đạo cũng ngày một tăng cả ở ngân hàng trung ương và các ngân hàng thương mại, mặc dù chủ yếu vẫn đang ở các vị trí quản lý cấp trung. Với tỷ lệ và vị trí ngày càng đáng kể như vậy, phụ nữ ngành Ngân hàng hiện nay đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hình và vận hành hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

Trên thế giới, hoạt động ngân hàng gắn bó chặt chẽ với công nghệ thông tin (CNTT) và sử dụng nền tảng công nghệ này để thực hiện hầu hết mọi mặt của nghiệp vụ ngân hàng. Việc ứng dụng và phát triển CNTT càng trở thành một nhiệm vụ quan trọng và ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển và đổi mới hoạt động ngân hàng ngày nay. Công nghệ hỗ trợ tích cực cho ngân hàng hiện đại hóa, mặt khác tạo ra thách thức không nhỏ cho ngành ngân hàng kể từ khi xuất hiện công nghệ tài chính (Fintech).

Xu hướng ứng dụng công nghệ tài chính Fintech càng trở nên rõ rệt, tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các ngân hàng và các công ty Fintech. Không gian Fintech ở châu Á được mở rộng rất nhanh trong những năm gần đây. Các mảng sản phẩm/dịch vụ chính được các công ty công nghệ tài chính (fintech) toàn cầu tập trung nhất gồm dịch vụ thanh toán; bảo hiểm; lập kế hoạch; cho vay, huy động vốn từ đám đông; công nghệ sổ cái điện tử phân bổ (blockchain ); mua bán và đầu tư; hệ thống dữ liệu lớn và phân tích, an ninh.

Theo số liệu của Boston Consulting Group tại hội thảo “Nữ lãnh đạo trong lĩnh vực ngân hàng và công nghệ tài chính” tại Hà Nội ngày 3/3/2017: Về địa lý, châu Mỹ là nơi đầu tư vào fintech nhiều nhất với 63,1 tỷ USD, trong đó Mỹ chiếm 95,25%; tiếp sau là Châu Á TBD với 22,9 tỷ USD và nhóm các nước Châu Âu- Trung Đông và Châu Phi với 10,8 tỷ USD. Trong số 22,9 tỷ USD đầu tư vào Fintech của khu vực Châu Á – TBD, Trung quốc là nước đầu tư nhiều nhất chiếm 72%; Ấn độ 16%; Úc 3%; Nhật bản, Singapor cùng là 2% và 5% là của các nước còn lại. Theo ghi nhận của Boston Consulting Group, năm 2015 tăng trưởng đầu tư vào Fintech mạnh mẽ nhất là ở các nước Châu Á TBD. Fintech ở các nước Châu Á tập trung chủ yếu vào lĩnh vực bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Với tính chất là ngành dịch vụ, lực lượng cán bộ nữ thường chiếm số lượng nhiều hơn trong các hoạt động ngân hàng. Các phẩm chất trời ban cho người phụ nữ như sự tỉ mỉ, trau chuốt, tinh tế, đồng thời cũng không kém phần năng động và sáng tạo trong việc xây dựng các chính sách, sản phẩm, mô hình dịch vụ được coi là một thế mạnh để phụ nữ Ngân hàng ngày càng thành đạt hơn trong nghề nghiệp.

E:\Năm 2017\Tin bài\Thang 3\Ảnh Women in Banking conference.jpg

Các diễn giả nữ tiêu biểu tại cuộc Hội thảo” thảo “Nữ lãnh đạo trong lĩnh vực ngân hàng và công nghệ tài chính”. Từ trái qua: Bà Nguyễn Tú Anh, Tổng Giám đốc NAPAS; Bà Nguyễn Thị Như Lý Giám đốc điều hành Opportunity Network; Bà Janet Young, Giám đốc điều hành Tập đoàn UOB

Những thiên phú về giới đã góp phần hình thành nên nhiều nữ lãnh đạo xuất sắc đồng thời cũng là những nhà đổi mới siêu việt trong ngành tài chính ngân hàng thế giới. Bà Chanda Kochhar - Tổng giám đốc và Giám đốc điều hành Ngân hàng ICIC, Ấn Độ là người góp phần định hình khu vực ngân hàng bán lẻ của Ấn Độ, với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hướng tới các vùng nông thôn, những đối tượng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với dịch vụ ngân hàng tài chính. Bà được Forbes xếp thứ 40 trong 100 Phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm 2016. Bà Chritine Largarde – Tổng Giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) là người phụ nữ điển hình khi tạo dựng cho IMF hình ảnh giàu nhân ái hơn khi xử lý các vấn đề về bất bình đẳng giới và thu nhập. Bà Lucy Peng, Giám đốc Điều hành Tập đoàn dịch vụ tài chính Ant và đồng sáng lập Alibaba Trung Quốc được biết đến như một người phụ nữ thành đạt, được tỷ phú Jack Ma lựa chọn vì sự khiêm tốn và đam mê với công việc. Bà đứng ở vị trí 35 trên 100 Phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm 2016.

15_photos HANOI-12.png15_photos HANOI-03.png15_photos HANOI-11.png

Từ trái qua: Bà Chanda Kochhar, bà Christine Largard và bà Lucy Peng

Là một người Phụ nữ thành đạt và đảm nhiệm vị trí lãnh đạo cấp cao của ngành Ngân hàng, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cũng luôn trăn trở và tìm tòi những hướng đi sáng tạo trong việc đảm bảo sự phát triển và tiến bộ của chị em phụ nữ trong Ngành.

Phó Thống đốc cho biết, đây cũng là một trong những trọng tâm lớn trong việc xây dựng, phát triển nguồn lực cán bộ nhân viên của Ngành trong giai đoạn 2016 - 2020. Trong tâm này được thể hiện qua các chính sách đối với cán bộ nữ, từ khâu tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch đến lựa chọn, bố trí, sắp xếp lao động nữ thời gian qua. Đồng thời, việc lồng ghép đào tạo về công nghệ trong các chương trình thực hiện bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ sẽ được đẩy mạnh triển khai giúp chị em có cơ hội tìm hiểu, tham gia và sáng tạo nhiều hơn trong lĩnh vực này.

VMH