Kế hoạch triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của ngành Ngân hàng năm 2024
Theo đó, việc ban hành Kế hoạch nhằm phát huy quyền làm chủ của công chức, viên chức, người lao động và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, các đoàn thể quần chúng thuộc cơ quan, đơn vị; Đồng thời, góp phần xây dựng đội ngũ công chức, viên chức là công bộc của nhân dân, có đủ phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển và đổi mới của Ngành, của đất nước; Tăng cường kỷ cương, phòng ngừa và chống các hành vi tham nhũng, lãng phí, quan lieu, sách nhiễu, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị và đội ngũ công chức, viên chức, người lao động trong sạch, vững mạnh.
Kế hoạch bao gồm các nội dung sau: Một là, nâng cao nhận thức của công chức, viên chức, người lao động, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
Hai là, làm tốt và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hienj nghiêm túc các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của ngành Ngân hàng về thực hiện Quy chế dân chủ như Bộ luật Lao động năm 2019, Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022…; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyển, đảm bảo đối tượng liên quan được tiếp cận thông tin; bảo đảm có cách thức, công cụ thuận lợi, phù hợp tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của người dân, đồng thời người dân có thể theo dõi, giám sát việc giải quyết của cơ quan Nhà nước.
Ba là, người đứng đầu đơn vị nâng cao trách nhiệm về thực hiện Quy chế dân chủ; Công chức, viên chức, người lao động chấp hành tốt nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và bảo đảo thông tin chính xác, kịp thời; thực hiện các quy định về nghĩa vụ, đạo đức, văn hóa giao tiếp, quy tắc ứng xử, nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp và những việc không được làm theo quy định của pháp luật.
Bốn là, công khai để công chức, viên chức, người lao động được biết những việc tham gia ý kiến, thực hiện quyền giám sát, kiểm tra theo quy định; thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, kịp thời đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện tiêu cực “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Năm là, triển khai việc thực hiện dân chủ trong mối quan hệ và giải quyết công việc với công dân, cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan theo quy định. Ngăn chặn, không để xảy ra các hành vi quan lieu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu trong giải quyết công việc của công dân, tổ chức.
Sáu là, gắn việc thực hiện Quy chế dân chủ với thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên mô với công tác cải cách hành chính, thực hiện dân chủ trong giải quyết công việc với tổ chức, công dân theo phương châm của Đảng “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Bảy là, thường xuyên kiểm tra nhắc nhở, đôn đốc việc thực hiện Quy chế dân chủ; phát huy sức mạnh tập thể của các phòng, ban, đơn vị; xây dựng đội ngũ công chức, viên chức, người lao động có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của cơ quan, đơn vị. Kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy chế cơ quan, quy định quản lý chi tiêu nội bộ.
Tám là, thực hiện đánh giá, phân loại hàng năm đối với công chức, viên chức, người lao động theo quy định. Thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và tiếp thu ý kiến phản ảnh, phê bình của công chức, viên chức, người lao động. Khi công chức, viên chức, người lao động đăng ký được gặp và có nội dung, lý do cụ thể thì bố trí thời gian thích hợp để gặp và trao đổi, kịp thời xử lý các ý kiến, kiến nghị thuộc thẩm quyền quy định.
Chín là, tăng cường sự phối hợp với các tổ chức đoàn thể quần chúng tại cơ quan, đơn vị, đặc biệt là phát huy tốt vai trò của tổ chức công đoàn trong việc tham gia thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
Cuối cùng, phát huy tốt vai trò Ban Thanh tra nhân dân các cấp trong việc giám sát thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở.
Trên cơ sở nội dung trên, Lãnh đạo các dơn vị chỉ đạo đưa việc thực hiện Quy chế dân chủ vào nghị quyết cuộc họp của đơn vị; Chỉ đạo sâu sát trong công tác kiểm tra, giám sát. Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh việc quán triệt, tuyên truyền và tổ chức thực hiện các văn bản của Đảng và Nhà nước về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên thực hành dân chủ;
Mặt khác, Lãnh đạo đơn vị phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở tại đơn vị tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở các đơn vị trong Ngành..
Đ.Khôi